Khám phá chuẩn mực "khác biệt" về vẻ đẹp của phụ nữ Á Đông
Là một đất nước có nhiều tôn giáo lớn, quan niệm về cái đẹp của người Ấn Độ cổ đại khá khắt khe, nó đòi hỏi sự hài hòa giữa tôn giáo và không tôn giáo, giữa sự siêu thoát và trần tục.
Trong cảm quan của người Ấn, “vẻ đẹp nhục cảm” chính là khía cạnh trần tục của “cái đẹp”. Bản thân “nhục cảm” là một thuật ngữ dùng để chỉ loại khoái cảm do ăn uống, thỏa mãn nhục dục… đem lại.
Trong các bức phù điêu nghệ thuật Ấn Độ, ta dễ dàng nhận ra người Ấn thường cường điệu hóa các bộ phận sinh sản. Sử thi Ramayana nổi tiếng cũng dành những phần miêu tả về thân thể xinh đẹp của ngườiphụ nữ rất chi tiết cụ thể và đặc biệt chú trọng vẻ đẹp của các cơ quan sinh dục. Chẳng hạn, nàng Sita “hông đầy đặn”, “ngực nở nang”…
Chân dung nàng Sita xinh đẹp.
Tuy nhiên, “cái đẹp nhục cảm” không phải là khái niệm đẹp hoàn chỉnh trong quan niệm Ấn Độ. Họ đề cao cái đẹp thân thể của người phụ nữ nhưng phải gắn với tư cách, nghĩa là sự trinh tiết, lòng chung thủy.
Hình ảnh một người phụ nữ Nhật Bản đẹp trong tranh vẽ xưa.
Phụ nữ Nhật Bản thời kỳ bị Âu hóa.
Nhưng ngày nay, những giá trị, quan niệm về cái đẹp truyền thống vẫn luôn được đề cao.
Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc.
Tây Thi - một trong tứ đại mỹ nhân cổ của người Trung Hoa.
Gót sen ba tấc - một trong những chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội phong kiến Trung Hoa.
Tứ đại mỹ nhân Hà thành xưa.
Theo đó, người Việt cổ coi người phụ nữ đẹp là phải mang vẻ đẹp dịu dàng, hiền thục, phúc hậu và giản dị. Cô gái nào vóc dáng nhỏ nhắn, cao vừa phải, thân hình đầy đặn, nước da trắng hồng và mái tóc dài, đen nhánh thì mới là hoàn hảo, lý tưởng.
Thêm nữa, vẻ đẹp được các thiếu nữ Việt cổ hướng tới là sự nền nã, chuẩn mực với phong cách ăn mặc kín đáo, giản dị trong tà áo dài truyền thống. Phụ nữ Việt xưa rất ít làm đẹp, chủ yếu sử dụng các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên và cũng chỉ dùng chúng trong các dịp lễ hội đặc biệt.
Thiếu nữ Việt xưa đẹp tuyệt vời trong tà áo dài truyền thống.
Vào khoảng đầu thế kỷ 20, hàm răng đen nhánh là thước đo vẻ đẹp của người phụ nữ Việt một thời. Bởi theo quan niệm thời xa xưa, “da trắng, răng đen” mới tạo sự tương phản cao và đầy nghệ thuật, thể hiện sự duyên dáng cho hàm răng. Chính vẻ đẹp này đã thu hút bao hồn vía các chàng trai thời ấy.
Ngày nay, quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi. Dẫu vậy, một người phụ nữ đẹp hoàn hảo dù ở thời kỳ nào cũng phải đẹp trên cả 2 phương diện: ngoại hình và tâm hồn.

Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét